Tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của Dell, Dell là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Ở Việt Nam, đây cũng là một trong những thương hiệu được người dùng săn đón nhất nhờ vào chất lượng và độ bền đã được kiểm chứng trong thời gian dài. Nhưng chúng ta không phải ai cũng biết nhiều về thương hiệu Dell, cùng với laptop Dell tìm hiểu về lịch sử phát triển của thương hiệu này thương hiệu đình đám này.

Giai đoạn hình thành và phát triển vượt bậc

Trụ sở của DELL tại Austin - Mỹ
Trụ sở của DELL

Dell Inc là một công ty đa quốc gia của Mỹ chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính. Công ty có trụ sở đặt tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ. Thương hiệu này được thành lập năm 1984 do Michael Saul Dell sáng lập với số vốn vỏn vẹn 1000USD. Ban đầu thương hiệu này được mang tên PC’s Limited. Đến năm 1988, ông đã lấy tên của chính mình để đặt cho công ty cho đến tận ngày nay. Dell nổi tiếng với việc cung cấp cho người dùng khả năng tùy biến và cá nhân hóa thiết bị máy tính theo sở thích riêng của mình. Những tùy chỉnh này được áp dụng rộng rãi cho các dòng sản phẩm máy tính laptop và máy tính bàn của hãng. Công ty tự hào trong việc cung cấp những sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng khác nhau.

PC's LIMITED
PC’s LIMITED

Khi còn là sinh viên năm nhất trường Đại học Tổng hợp Texas,  Michael Saul Dell đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách tự lắp ráp và bán ra những máy tính có cấu hình tương tự như máy tính của IBM (lúc đó vẫn đang là một gã khổng lồ về thiết bị máy tính) với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Điều này khiến ông nhận ra đây là công việc mà chính mình ưa thích, đồng thời đem lại lợi nhuận lên đến 80000 USD 1 tháng và dễ dàng chuyển đổi quy mô trong tương lai, ông đã rời bỏ  đại học Texas và thành lập Dell Computer Corp như ngày nay.  

Với niềm tin rằng những người sử dụng máy tính có kinh nghiệm sẽ đánh giá được chất lượng của những loại máy tính do ông lắp ráp dựa theo từng yêu cầu khác nhau của khách hàng. Bằng cách này, Dell có thể bán cho khách hàng với giá thấp hơn nhiều so với các công ty khác. Dell nhanh chóng trở thành nhà phân phối lớn nhất về máy tính cá nhân thông qua đường bưu điện. Với doanh số khoảng $6 triệu trong năm 1985, Dell nhanh chóng đẩy doanh số lên gần $40 triệu USD ngay năm sau đó. Dell nhận ra công ty của ông đang phát triển và phình ra với tốc độ chóng mặt, ông cần có các cộng sự với kinh nghiệm quản lý các công ty và tập đoàn lớn. Điều này khiến Dell chiêu mộ hàng loạt nhân sự từ các đối thủ cạnh tranh như Tandy Corp… đồng thời mời chuyên gia ngân hàng E.Lee Walker về làm chủ tịch tập đoàn. Bản thân Michael Dell nắm giữ vị trí Tổng giám đốc và cho đến hiện tại, ông là người giữ cương vị Tổng giám đốc có thâm niên lâu nhất trong các công ty máy tính xứ sở cờ Hoa.

Mẫu PC đầu tiên của Dell với tên gọi PC Turbo
Mẫu PC đầu tiên của Dell với tên gọi PC Turbo

Vào năm 1987, Dell bắt đầu xây dựng các nhà máy sản xuất của riêng mình. Hãng cũng bắt đầu xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng trên toàn nước Mỹ và bắt đầu cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng tận nhà cho các sản phẩm của chính mình. Cũng vào năm 1987, Dell đã mở văn phòng đầu tiên của mình tại Anh, mở đầu cho công cuộc chinh phục thế giới. Hãng cũng bắt đầu cho xuất bản cuốn catalog đầu tiên của mình.

Trong khi đó, đội ngũ marketing mới của hãng cũng đã nhanh chóng đưa các sản phẩm của mình vào các thương vụ lớn. Bên cạnh đó, hãng cũng mở rộng quy mô làm cho chi phí quảng cáo lên khá cao. Cảm nhận thấy công ty của mình đã đi quá xa so với mô hình bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, Dell bắt đầu cảnh cáo đến các giám đốc marketing về việc bỏ ra quá nhiều chi phí cho quảng cáo và nhắm chúng vào marketing truyền thống. Vào cuối năm 1987, phần lớn các chuyên viên marketing mà Dell lôi kéo được từ Tandy đã bị buộc phải thôi việc hoặc tự rút lui vì những bất đồng quan điểm trong kinh doanh.

Dell phát triển chóng mặt vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21
Dell phát triển chóng mặt vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21

Dell nhanh chóng cải tổ lại và nâng cấp hệ thống dịch vụ hỗ trợ khách hàng của mình vào cuối năm 1988. Bên cạnh đó nhà sản xuất này cho ra đời 3 model PC mới của mình, mở thêm văn phòng tại Canada và bắt đầu cung cấp dịch vụ cho thuê máy tính. Hãng cũng tập trung nhiều hơn vào tệp khách hàng lớn như công sở, các trường đại hoc, các cơ sở giáo dục và các công ty lớn. Cũng trong năm 1988 Dell trở thành công ty đại chúng, bắt đầu phát hành  cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với giá 8,5 USD/ cổ phiếu.

Những năm cuối thế kỷ 20 đầu của thế kỷ 21 được xem là khoảng thời gian “trong mơ” của Dell với những bước nhảy vọt cả về công nghệ, doanh thu và thị phần trong ngành. Bên cạnh đó, Dell còn phát triển thêm sang mảng game khi mua lại thương hiệu Alienware. Giữa đỉnh cao đó, Michael Dell bất ngờ từ chức CEO và nhường lại quyền quản lý cho Kevin Rollins vào năm 2004, đánh dấu thời kỳ đi xuống của Dell.

Giai đoạn suy thoái

Một năm sau khi Michael Dell từ chức, dù lợi nhuận và doanh thu của Dell vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty lại giảm đáng kể. Cổ phiếu của Dell trên thị trường mất 25% giá trị ngay trong năm đó. Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này bắt nguồn từ sự bão hòa của thị trường máy tính, mặt hàng vốn đem lại đến 66% doanh thu cho hãng. Lợi thế về giá bán và chất lượng của Dell đã không còn trước sự nổi lên của Acer và HP khi các hãng này bắt kịp được Dell nhờ vào việc cải tiến công nghệ sản xuất. 

Sự đi xuống của Dell về doanh số bán hàng
Sự đi xuống của Dell về doanh số bán hàng

Trong bối cảnh laptop trở thành thị trường phát triển tốt nhất của ngành sản xuất máy tính cá nhân vào thời điểm này, Dell bắt đầu chuyển dịch các nhà máy và công nghệ sản xuất các mẫu laptop giá rẻ tại thị trường Trung Quốc nhằm tối ưu hóa chi phí. Bên cạnh đó, Trung Quốc dần trở thành công xưởng của thế giới dẫn đến các ưu thế về giá dàn biến mất.  Việc doanh thu phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất máy tính thay vì nghiên cứu và thâm nhập vào các mảng kinh doanh khác ngoài PC như lưu trữ, dịch vụ và máy chủ trong khi thị trường PC dần bão hòa buộc Dell phải giảm giá thành sản phẩm. 

Không dừng lại ở đó, mức chi tiêu tương đối “thấp” của Dell cho hoạt động nghiên cứu (R&D) so với các đối thủ như IBM, Hp và Apple đã khiến công ty này tụt lại trong việc tiếp cận vào các sản phẩm công nghệ triển vọng khác như máy nghe nhạc MP3 và các thiết bị di động sau này. Điều này phần nào dẫn đến ở thời điểm hiện tại, không hề có mẫu Smartphone nào mang logo Dell có mặt trên thị trường dù đây là thị trường sôi động bậc nhất thời điểm này.

Hạn chế lớn nhất của Dell ngay cả trong giai đoạn phát triển vượt bật của mình là dịch vụ khách hàng. Dịch vụ khách hàng của Dell luôn bị đánh giá là kém khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi họ chuyển giao ra thị trường toàn cầu.

Doanh số của Dell từ năm 1996 - 2020
Doanh số của Dell từ năm 1996 – 2020

Ngoài ra, việc phát triển quá nhanh vào thời điểm ban đầu làm vượt quá cơ sở hạ tầng của hãng có thể đáp ứng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng và khiến người dùng quay lưng lại với Dell ngày một nhiều hơn. Trong thời gian này, Dell nhận hàng loạt sự chỉ trích của người dùng về chất lượng sản phẩm. Tháng 8/2006, hãng đã phải thu hồi hàng loạt pin máy tính do sự cố một chiếc laptop của hãng bốc cháy. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty vốn đã không được mấy sáng sủa trước đó. Dù sau đó các cuộc điều tra kết luận lỗi không thuộc về họ.

Năm 2006 cũng là năm đầu tiên đánh dấu mức tăng trưởng chậm hơn so với toàn bộ ngành công nghiệp PC của nhà sản xuất này. Tới quý 4/2006, Dell bị tước mất danh hiệu nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới vào tay đối thủ Hewlett Packard (Hp).

Khủng hoảng nói tiếp khủng hoảng, điều này khiến ban lãnh đạo công ty phải đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm thay đổi tình hình. Ngay trong năm 2006, Dell đã chi 100 triệu USD chỉ trong vài tháng để cải thiện các vấn đề về dịch vụ khách hàng. Tháng 1/2007, Rollins từ chức CEO sau những thất bại nặng nề mà công ty phải gánh chịu, người thay thế ông không phải ai khác mà chính là Michael Saul Dell.

Thương vụ thế kỷ và sự trổi dậy mạnh mẽ

Ngay sau khi quay lại vị trí CEO,  Michael Saul Dell đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm vực dậy công ty. Trong một nỗ lực cứu lấy đứa con tinh thần của mình, năm 2013 Michael Dell quyết định mua lại toàn bộ cổ phiếu của Dell trên thị trường để biến Dell thành công ty tư nhân. Giá trị của thương vụ đó rơi vào khoảng 24,4 tỷ USD. Việc biến Dell thành công ty tư nhân giúp ông có nhiều quyền kiểm soát và hướng đến những giá trị lâu dài so với việc đáp ứng các yêu cầu ngắn hạn từ các cổ đông phố Wall luôn đói cổ tức và lợi nhuận.

Thương vụ kinh điển của Dell khi mua lại EMC
Thương vụ kinh điển của Dell khi mua lại EMC

Vào năm 2015, ông đưa ra quyết định mạo hiểm nhất cũng như thành công nhất trong đời là mua lại EMC với giá 67 tỷ USD. Cuộc sáp nhập kinh điển này của Dell khiến giới công nghệ toàn cầu ngả mũ khi Dell đã “vay” gần 50 tỷ USD để làm điều điên rồ này. Qua đó cứu công ty khỏi cuộc thoái trào máy tính cá nhân.

Ông từng ngỏ ý mua lại công ty vào năm 2008 nhưng gặp thất bại do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2015, ông và Egon Durban, đồng sáng lập quỹ Silver Lake, thường xuyên gặp gỡ các giám đốc điều hành EMC trên toàn thế giới để thuyết phục họ nhượng lại EMC. Thương vụ cuối cùng cũng có tiến triển nhưng ông gặp phải thách thức khi cần chuẩn bị 65 tỷ USD tiền mặt để trả cho cổ đông EMC. Vào thời điểm đó, dưới sự giúp đỡ của Jamie Dimon, tỷ phú kiêm CEO ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase, thương vụ chuyển nhượng khổng lồ trị giá 67 tỷ USD đã được thực hiện.

Sau thương vụ, Dell phải gánh khoản nợ lên tới 50 tỷ USD. Thế nhưng ông nhanh chóng hưởng thành quả khi giá trị VMware tăng vọt lên 50 tỷ USD và trở thành “cây hái tiền” cho gã khổng lồ Mỹ. Hiện nay tập đoàn Dell vẫn nằm dưới quyền của nhà Dell dù đã nhiều lần lên sàn. Michael Dell cũng là một trong những nhà sáng lập hiếm hoi vẫn đang điều hành tập đoàn của mình.

Dell Precision XPS, Dell Latitude, Inspiron. Laptop Dell Core i7, i5, i9. Mẹo săn hàng khuyến mãi giá rẻ. Cần là có, tìm là thấy tại laptop Dell.

Tham gia cộng đồng để cập nhật thông tin công nghệ mới nhất, những chương trình KM giảm giá, minigame định kỳ và trao đổi kinh nghiệm tại: Hội Laptop Dell ở Sài Gòn.

Nhóm ZALO mua bán, trao đổi đồ công nghệ - Anh em cùng tham gia tại: Giao nhanh bán lẹ

Laptop Dell - Call Center : 091 123 6600

65/28 Giải Phóng, Phường 4, Tân Bình

Đánh giá