Author Archive

Bánh trung thu nhà làm thơm ngon bổ dưỡng

Bánh trung thu nhà làm thơm ngon bổ dưỡng

Gia Hảo Nguyệt Viên 2020
Bánh trung thu handmade nhà làm
Zalo / Messenger / Viber : 0909 58 8080
0947 954 666 – 0919 330 802 – 0919 320 802

hiển thi địa chỉ

1) 135/35 Trần Hưng Đạo, Q.1 (gần Nguyễn Thái Học)

2) 65 Đỗ Quang Đẫu, Q.1, TP.HCM

3) 48 Nguyễn Cửu Vân, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

4) 131D Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận

5) Số 27 Đường D1, Q. Bình Thạnh

6) 35/90A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q. Bình Thạnh

Sự tích Tết Trung thu

Sự tích Tết Trung thu cho những ai chưa biết. Tết trung thu hay còn gọi là tết thiếu nhi, Tết trẻ con gắn liền với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Một cái Tết rất được mong đợi diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch vì trẻ em thì được tặng quà bánh, đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,… còn được kéo nhau đi xem múa lân nào đèn, nào trống tưng bừng nhộn nhịp xóm trên ngõ dưới. Người lớn thì thưởng thức hương vị của bánh trung thu cùng với ấm trà nóng hổi hòa quyện với nhau tận hưởng cảm giác ấm cúng, đậm đà hương vị của gia đình.

Tết trung thu đến nay vẫn chưa có xác minh rõ ràng là bắt nguồn từ văn minh lúa nước Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa của Trung Hoa. Nhưng theo tương truyền thì Tết trung thu bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga. Với một mối tình đẹp của Hậu Nghệ một người bất tử và Hằng Nga phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Một người là trai tài, một người là gái sắc được nhiều vị thần tiên để mắt đến nhưng họ vẫn hướng về nhau. Thế là đôi uyên ương này gặp phải nhiều đố kỵ, ganh ghét và bị vu oan cho tội tày đình phải đày xuống trần gian sống như một thường dân.

Sự tích Tết Trung thu

Phải sống một cuộc sống làm lụng vất vả, săn bắt hằng ngày, Hậu Nghệ đã trở thành một xạ thủ nổi tiếng trong dân gian. Bấy giờ, trên bầu trời lại đột nhiên xuất hiện 10 mặt trời thay phiên nhau chiếu sáng trong một ngày làm cho dân chúng khổ sở với hạn hán, nắng gắt từ sáng đến trưa cũng như chiều. Tai họa ập đến khi một ngày nọ 10 mặt trời lại xuất hiện cùng một lúc khiến cho tất cả các sinh vật trên mặt đất đều bị thiêu đốt hầu hết, con người cũng không cầm cự nổi. Trước cảnh “ngàn can treo sợi tóc” vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để lại một mặt trời duy nhất trên bầu trời thôi. Với tài năng xuất chúng chàng đã xuất sắc hoàn thành xứ mệnh này cứu mọi sinh linh trên mặt đất. Để đền đáp công lao đó Vua Nghiêu đã ban tặng cho chàng viên thuốc trường sinh bất lão với lời dặn dò “ thuốc này chưa uống được ngay, phải ăn chay tu niệm thành tâm sau đó mới được uống. Hậu Nghệ giao viên thuốc cho Hằng Nga và nàng đã cất vào hộp gương lược của mình.

Xem thêm : bánh trung nhà làm ngon ơi là ngon

Sau đó được mọi người yêu mến và tiếng tăm vang xa, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Khi nghe đâu biết được Hậu Nghệ có viên thần dược đã bày mưu tính kế lấy trộm viên thuốc. Lúc Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn thì Bồng Mông giả vờ bệnh xin ở nhà. Đợi Hậu Nghệ và đám học trò đi Bồng Mông lập tức đột nhập vào hậu viện với bảo kiếm trong tay ép Hằng Nga giao nộp thuốc tiên. Trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược lấy thuốc tiên ngậm vào miệng giấu nhưng lỡ nuốt và lập tức thấy người bỗng nhẹ hẳn, dần dần bay lên khỏi mặt đất hướng về cửa sổ bay về trời. Do quá yêu thương chồng nên Hằng Nga chỉ bay đến mặt trăng nơi gần mặt đất nhất và dừng lại ở đó. Hằng Nga đã phải ở mãi trên mặt trăng không thể nào quay trở lại. Nên mỗi khi nhìn lên mặt trăng ta lại thấy như có bóng dáng Hằng Nga trên đó.

Sự tích Tết Trung thu

Với sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào, Hậu Nghệ đã xây một lâu đài trong mặt trời đặt tên là “Dương”, Hằng Nga cũng xây một lâu đài trên mặt trăng và đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm vào ngày rằm tháng 8 hai người lại được gặp nhau trong niềm hân hoan, hạnh phúc. Chính vì thế rằm tháng tám là thời điểm trăng tròn và sáng nhất như sự vui mừng, hân hoan khi được gặp nhau của đôi uyên ương này. Và thế người ta còn gọi Tết Trung Thu là Tết đoàn viên.  Những người thân yêu trong gia đình đoàn tụ tặng nhau những món quà bánh gọi là bánh trung thu. Món bánh Trung Thu truyền thống được làm với nhân bên trong là trứng gà có màu vàng rực rất đẹp như trăng rằm tháng tám. Mọi thành viên trong gia đình cùng nhau ngồi lại nói chuyện nhâm nhi miếng bánh đặc biệt dùng với trà đặc hòa quyện, một hương vị ấm tình thân, an bình và hạnh phúc. 

Cách làm bánh trung thu khoai lang tím tại nhà

Cách làm bánh trung thu khoai lang tím tại nhà đơn giản và dễ dàng. Khoai lang tím tự nhiên đã có màu rất bắt mắt và đẹp, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Khoai lang tím có chứa nhiều kali, tinh bột, axit amin, vitamin, chất xơ và rất nhiều vi lượng nên đối với sức khỏe mà một thực phẩm rất tốt. Những chiếc bánh trung thu khoai lang tím rất phù hợp với nhu cầu giảm cân bởi chúng đã sở hữu vị ngọt thanh, khi làm chúng ta không cần thêm đường mà chỉ cần cho chút sữa đặc để tạo độ thơm cho bánh trung thu.

Bánh trung thu khoai lang tím

Bánh trung thu khoai lang tím

Nguyên liệu làm bánh trung thu khoai lang tím

  • 500 gram khoai lang tím
  • 50 gram bột làm bánh dẻo
  • Sữa đặc (tùy khẩu vị)
  • 200 gram đậu xanh
  • 100 gram đường
  • 100 gram bột làm bánh dẻo
  • 30ml dầu ăn

Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh

Bước 1:  Mua khoai lang tím ở những siêu thị, đảm bảo khoai không bị thối, sâu bệnh sau đó rửa sạch sẽ. Tiếp theo bạn nên gọt vỏ, cắt thành những lát nhỏ để khoảng 15 phút cho ra hết nhựa sau đó hấp cách thủy. Còn không thì bạn nên rửa sạch khoai và cho vào luộc, nên để khoai thật chín mềm sau đó mới đem tắt bếp, để khô ráo nước.

Khoai lang tím

Khoai lang tím

Bước 2: Sau khi khoai đã chín, bạn cho tất cả vào máy xay sinh tố và  xay nhuyễn khoai. Lấy tiếp một miếng lịch lỗ nhỏ để lọc những chất sơ trong khoai ra. Pha bột khoai với một ít sữa đặc để tạo thành vỏ bánh thật quánh và mịn.

Bước 3: Lấy đậu xanh ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó lọc hết vỏ đậu. Bạn có thể nấu đậu với nước để cho đậu chín mềm. Tiếp tục để ráo nước và sau đó cho vào máy xay sinh tốt, nghiền thành bột mịn.

Có thể thay đậu xanh bằng đậu đỏ, hạt sen nhé

Có thể thay đậu xanh bằng đậu đỏ, hạt sen nhé

Bước 4: Cho bột đậu xanh lên chảo, thêm các gia vị chuẩn bị từ trước như  dầu  ăn, bột bánh dẻo và tinh dầu thơm hoa bưởi. Đảo đều cho nhân bánh khô nước đến khi bạn cảm thấy có thể tạo hình cho nhân bánh là được.

Bước 5: Chia vỏ bánh và nhân bánh theo tỉ lệ: 2 vỏ bánh + 1 nhân bánh. Bạn cũng có thể cho nhân bánh nhiều hơn một chút hoặc vỏ bánh dày hơn một chút tùy theo sở thích. Tiếp tục cán mỏng vỏ bánh, cho nhân vào trong và từ từ gói lại. Cần làm nhẹ tay vì vỏ bánh bằng khoai lang tím rất dễ bị khô, dẫn đến hở nhân bánh ra ngoài.

Bước 6: Rắc ít bột lên khuôn bánh, cho phần bánh khoai lang tím thô vào trong khuôn và cán thành hình.

Vậy là xong cách làm bánh trung thu khoai lang tím thật đơn giản phải không nào? Loại bánh này có chứa rất ít đường nên phù hợp với những người đang trong quá trình giảm cân. Sản phẩm có thể ăn ngay mà không cần phải nướng qua lò. Bạn cũng có thể thay đậu xanh bằng đậu đỏ, hạt sen, nhân dừa cũng rất đặc biệt. Chúc bạn thành công!.

Hướng dẫn làm bánh trung thu thập cẩm

Chỉ còn ít lâu nữa là đến Tết trung thu, bạn đã chuẩn bị gì cho gia đình những món quà trong dịp này chưa? Nếu chưa có thì hãy cùng tìm hiểu cách làm bánh trung thu thập cẩm bên dưới đây nhé. Chắc chắn sẽ là một món quà ý nghĩa dành cho cha mẹ, người thân với những chiếc bánh thơm ngon, hương vị độc đáo mà bạn tự tay làm.

Hướng dẫn làm bánh trung thu thập cẩm

Hướng dẫn làm bánh trung thu thập cẩm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm món bánh trung thu thập cẩm thì nguyên liệu cần chuẩn bị hơi tốn nhiều công sức, gồm rất nhiều những phần nguyên liệu nhỏ có thể hơi khó tìm và một chiếc lò nướng thủy tinh.

Phần nhân thập cẩm 

  • 100g hạt dưa
  • 100g hạt điều
  • 100g mè
  • 100g hạt sen
  • 100g mứt bí
  • 100g mứt vỏ cam
  • 100g mứt vỏ chanh
  • 100g mứt gừng
  • 100g lạp xưởng luộc chín thái hạt lựu

Phần để kết dính nhân 

  • 50ml rượu mai quế lộ
  • 20ml dầu mè
  • 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi
  • 10g bột bánh dẻo
  • 1 muỗng cà phê muối

Vỏ bánh

  • 300g bột mì
  • 200g nước đường
  • 80ml dầu ăn
  • 1 muỗng cà phê nước tro tàu

Pha hỗn hợp nước đường

Bạn cho 300 ml nước hòa cùng 1/2 kg đường, thêm nửa quả cốt chanh để có đường không bị vón cục, đưa lên bếp nấu cho đường tan hết. Khi đường đã tan hết, vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 40 – 60 phút sau đó tắt bếp, để nguội.

Làm nhân bánh

– Cho 100g hạt dưa, 100g hạt điều, 100g mè vào chả rang nóng hoặc cho vào lò vi sóng sấy khô trong vòng 5p.

– Cho 100g hạt sen, 100g mứt vỏ cam, 100g mứt vỏ chanh, 100g mứt bí, 100g lạp xưởng, 100g mứt gừng, 100ml rượu mai quế lộ, 20ml dầu mè, 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi, 10g bột bánh dẻo và 1 muỗng cà phê muối vào một cái tô lớn và trộn đều đến khi bạn cảm thấy chúng có độ kế dính cần thiết. Sau đó chia phần hỗn hợp nhân bánh làm 10 phần bằng nhau, có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của gia đình.

Nhân bánh trung thu

Làm vỏ bánh

– Cho 300 gr bộ mì hòa cùng 200ml nước đường, thêm một muỗng dầu ăn chừng 80 ml và cuối cùng là 1 muỗng cà phê nước tro tàu trộn thật đều tay đến khi bột mì có màu đều nhau. Ủ bột khoảng 30 phút.

Tạo hình

– Chia phần vỏ bánh bên trên bằng với số nhân bánh, cán đều vỏ bánh sau đó cho phần nhân vào. Nặn, vo viên sao cho vỏ bánh có thể bao quanh hết nhân, không bị tràn ra ngoài. Lấy khuôn rắc một ít bột mì còn dư để tránh bánh bị dính. Sau đó cho bánh vào khuôn, cáp thật chặt để bánh có hình cân đối và đẹp. Sau đó lấy bánh ra khỏi khuôn bánh.

Nướng bánh

Trước khi cho bánh vào lò nướng, bạn nên bật nhiệt độ lò nướng lên 200 độ C trong khoảng 10 phút. Sau đó cho bánh vào nướng từ 10 đến 12 phút rồi đem ra để nguội.

Bánh trung thu thập cẩm sau khi làm xong

Bánh trung thu thập cẩm sau khi làm xong

Để làm cho bánh có màu sắc đẹp và hấp dẫn, bạn hãy đập 2 quả trứng gà, cho 2 muống canh nước và 2 muỗng dầu ăn vào tô và đánh tan đều. Sau đó lấy hỗn hợp trứng phết đều lên mặt bánh. Cho tiếp vào lò nướng tầm 10 phút thì lấy ra. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món bánh trung thu thập cẩm hấp dẫn dành cho gia đình rồi đó. Chúc bạn thành công.

 

 

Hướng dẫn làm bánh trung thu lạnh Singapore

Những hướng dẫn làm bánh trung thu lạnh dưới đây hy vọng sẽ đem đến cho gia đình bạn một mùa trung thu đầy khác biệt và thú vị. Bánh trung thu là loại bánh có cách làm tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu không khéo tay thì rất có thể món bánh làm ra sẽ rất khó ăn. Để có thể làm được một món bánh trung thu lạnh kiểu Singapore thì hãy cùng tìm hiểu từng bước làm dưới đây nhé.

Món bánh trung thu lạnh thơm ngon

Món bánh trung thu lạnh thơm ngon

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh:

Nhân bánh

– 200 gram đậu xanh

– 100 gram đường

– 50ml dầu ăn hoặc dầu dừa

– Có thể cho thêm bột trà xanh nếu muốn

Vỏ bánh

– 200 gram bột làm bánh dẻo

– 150 gram đường bột (hoặc đường xay)

– 50 gram shortening (loại chất béo làm từ thực vật, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh)

– 100 ml sữa tươi hoặc nước lọc

– 15ml tinh dầu hoa bưởi

Hướng dẫn làm bánh trung thu lạnh

1. Hòa tan đường với nước tạo thành một hỗn hợp, đun sôi rồi sau đó để nguội sau đó cho tinh dầu hoa bưởi vào (pha chế theo tỉ lệ, nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng thành viên thưởng thức).

Trong khoảng thời gian đó, bạn trộn đều bột làm bánh dẻo với shortening, tiếp tục đổ từ từ hỗn hợp nước đường bên trên vào và nhào đến khi thành một khối quánh, mịn màng. Để bột nghỉ trong vòng 30 phút ( Nên để trong tủ lanh ngăn mát để bột không bị khô)

2. Bạn nên ngâm đậu xanh vào nước ấm từ 2 đến 3 tiếng. Sau đó cho vào nồi và đun sôi đến khi đậu chín mềm. Tiếp tục cho đậu với bột vào máy xay sinh tố, có thể thêm một ít nước nếu cảm thấy khô. Lọc bột đã xay bằng tấm vải mỏng và đổ dầu ăn vào. Đây là công đoạn làm nhân bánh nên rất quan trọng.

Tiếp đến, cho hỗn hợp lên bếp đảo đều cho dầu hơi khô đi, thành một hỗn hợp quánh và mịn.

3. Lấy hỗn hợp bột trong tủ lạnh ra, chia bột và nhân bánh thành các phần bằng nhau sao cho trọng lượng giữa nhân và bỏ bánh tương đương nhau. Nặn dẹp phần vỏ bánh và cho nhân bánh vào giữa, vỏ không nên mỏng quá nhân sẽ bị tràn ra ngoài.

4. Rắc ít bột dẻo vào khuôn bánh, sau đó cho bánh vừa mới gói lại, cán đều cho thành hình. Đem vào tủ lạnh để từ 1 đến 2 tiếng là có thể sử dụng. Để cho món bánh thêm phần hấp dẫn, bạn nên làm thật khéo tay ở bước này nhé. Vì bánh sẽ ngon hơn khi được tạo hình đẹp.

Thành quả sau khi làm xong

Thành quả sau khi làm xong

Trên đây là hướng dẫn làm bánh trung thu lạnh vị Singapore, hy vọng mùa tết trung thu này cả gia đình sẽ không phải thưởng thức món bánh nướng truyền thống, thay vào đó sẽ là món ăn mát lạnh, thơm ngọt đầy thú vị này.

 

Cách làm bánh Trung thu truyền thống

Cách làm bánh Trung thu truyền thống không khó, chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có ngay mọn bánh trung thu thơm ngon và đẹp như hàng bán. Dưới đây, Giao nhanh xin giới thiệu cách làm bánh Trung thu truyền thống thơm ngon, độc đáo mà vô cùng đơn giản.             

Cách làm bánh Trung thu truyền thống

Cách làm bánh dẻo

Hướng dẫn làm nhân bánh dẻo

Hương vị đặc trưng cho bánh dẻo cổ truyền là nhân đậu xanh. Nhưng càng theo thời gian, nhân bánh dẻo xuất hiện thêm nhiều vị như đậu đen, nhân dừa,… Để làm bánh dẻo nhân đậu xanh, bạn cần chuẩn bị:

–       500g bếp nếp rang chín

–       1kg nước đường (có thể mua ở tạp hóa hay tự làm)

–       200g đậu xanh

–       30ml nước hoa bưởi

Công thức thực hiện: ngâm đậu xanh trong nước khoảng 50 phút, thêm ít muối và hấp chín đậu. Tiếp đến, bỏ đậu xanh vào máy xay, xay nhuyễn đậu xanh đã hấp chín với một chút nước, bắc chảo và xào đậu xanh với đường trắng và dầu ăn, đảo đạu liên tục cho đến khi đậu quánh mịn và dẻo rồi tắt bếp. Đợi đậu xanh nguội rồi nặn vo thành từng viên.

Cách làm vỏ bánh dẻo

Cho ½ bộ nếp rang chín vào tô đựng nước đường, khuấy đều để bột hòa lẫn với nước. Tiếp tục cho ½ còn lại của bột nếp vào và nước hoa bưởi vào khuấy đều cho đến khi bột đặc lại. Chia phần bột ra các phần bằng nhau và cán dẹp phần vỏ bột. Cho nhân bánh vào giữa và vo tròn cho kín phần nhân. Cuối cùng đặt bánh vào khuôn, ép khối bột đóng lại thành hình hoa văn rồi nhẹ nhàng lấy ra. Nếu muốn ăn ngon à màu sắc đẹp hơn hơn thì có thể để 1 -2 ngày.

Cách làm bánh Trung thu truyền thống

Cách làm bánh nướng

Cách làm vỏ bánh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

–       250g bột mỳ

–       160 g nước đường bánh nướng (nước đường mua ở các cửa hàng hoặc tự nấu trước 2 tuần)

–       1 lòng đỏ trứng gà

–       1 thìa cà phê nước tro tàu

–       30g dầu ăn

–       ½ thìa nước dừa.

Cách thực hiện làm vỏ bánh nướng

Rót nước đường từ từ vào bột mì, thêm lòng đỏ trứng gà, bột đậu phụng loại mịn, dầu ăn, trộn đều tới khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Nhồi nhẹ nhàng tới khi bột thành khối.

Bột đạt tiêu chuẩn phải mềm và mịn, dễ dàng nắm thành khối. Nếu bột quá khô, vụn hay bở thì thêm nước đường, dầu. Nếu bột quá nhão thêm thì thêm bột. Tiếp tục bọc bột kín bằng nilon, để nghỉ nơi thoáng mát nửa tiếng.

Cách làm bánh Trung thu truyền thống

Cách làm nhân bánh

Nguyên liệu làm nhân bánh chủ yếu là các loại đậu đỗ, hạt sen, khoai lang, mè đen,…Tùy vào sở thích của bạn mà chọn các loại nhân yêu thích. Lựa chọn nhân yêu thích xong thì trộn các nguyên liệu vao tô lớn. Cho rượu, ngũ vị hương, nước đường, dầu hào, nước lọc hoà vào nhau thành một hỗn hợp. Cứ đổ một lượt hỗn hợp nước trên lại rắc một lượt bột nếp và trộn đều cho đến khi nhân có độ kết dính lại thành khối. Chia lượng nhân ra từng phần bằng nhau và phù hợp với vỏ bánh, vo tròn lại.

Nặn bánh và nướng bánh:

–         Cho phần nhân bánh vào bên trong phần vỏ bánh sau khi cán dẹp và vo trong lại để nhân bánh kín. Cho viên bánh vào khuôn, dùng mu bàn tay ấn nhẹ nhàng rồi ép mạnh để mặt bánh sắc nét. Lấy bánh sống ra nhẹ nhàng.

–         Nướng bánh: Bánh sẽ được nướng 3 lần, mỗi lần từ 7 – 10 phút ( tùy khối lượng bánh).  Nướng lần 1 ở nhiệt độ 200-220oC thì lấy bánh ra, lập tức dùng bình xịt nước đều lên mặt bánh. Ở lần nướng này, bánh đã chuyển đục và màu hanh hanh vàng. Pha lòng đỏ trứng gà, dầu mè và mât ong thành hỗn hợp. Quét mỏng hỗn hợp lên bánh để tạo độ bóng. Tiếp tục nướng lần 2 ở nhiệt độ 240 độ C, lúc này mặt bánh se, bóng và sẫm màu. Để bánh nghỉ từ 5-7 phút, quét tiếp hỗn hợp rồi nướng lần 3 với thời gian tương tự lần 1 và lần 2.

Sau 3 lần nướng, bánh đã chín thì để bánh nguội rồi cho vào túi nilon, bảo quản nơi thoáng mát. Sau 1-2 ngày, bánh lên màu đậm hơn, tươm dầu ăn sẽ ngon hơn.

Cách làm bánh Trung thu truyền thống

Hy vọng với cách làm bánh Trung thu truyền thống này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Gia Hảo Nguyệt Viên 2020

Bánh trung thu handmade nhà làm

Zalo / Messenger / Viber : 0909 58 8080
0947 954 666 – 0919 330 802 0919 320 802

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng vô cùng đơn giản. Muốn trổ tài vào bếp chuẩn bị cho người thân, gia đình những chiếc bánh trung thu thơm ngon, hợp vệ sinh nhất nhưng gia đình bạn lại không có lò nướng, thì đừng lo. Hôm nay Giao nhanh sẽ hướng dẫn bạn các bước thực hiện cách làm bánh trung thu không cần lò nướng, với những bước chia sẽ dưới đây mong sẽ giúp bạn chuẩn bị những chiếc bánh tiết kiệm thời gian nhất và  được thưởng thức những chiếc bánh cực ngon.

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng

Dưới đây, chúng tôi sẽ dưới dẫn bạn 2 cách làm bánh trung thu khác nhau, một là với nguyên liệu chính là khoai lang tím và hai là với nguyên liệu là đậu xanh. Đầu tiên, chúng ta cùng đến với cách đầu tiên.

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng với khoai lang tím

Nguyên liệu làm bánh:

–         450g khoai lang tím

–         200g hạt sen ( hạt tươi)

–         20ml dầu ăn

–         100g đường trắng

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch hạt sen, bỏ tâm rồi cho vào nồi hầm nhừ (Chú ý hông dùng quá nhiều nước để hầm hạt sen sẽ khiến bước sau mất thời gian hơn). Sau đó, bỏ hạt sen và đường trắng vào máy xay nhuyễn mịn.

Bước 2: Phần nhân bánh

Cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào chảo, đun ở lửa nhỏ. Trong lúc đun, các bạn cần đảo đều hạt sen cho đến khi sen quánh lại thành hỗn hợp dẻo mịn thì cho dầu ăn vào. Trộn đều hỗn hợp lại và sau 5 – 7 phút thì tắt bếp để nguội.  

Bước 3: Chuẩn bị phần vỏ bánh

Hấp chín khoai lang tím, bỏ vỏ rồi xay nhuyễn. Sau đó, bạn lọc khoai lang qua rây để loại bỏ xơ của khoai. Sau khi hoàn thành thì bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút.

Bước 4: Chia đều các phần nhân bánh và vỏ bánh thành các phần bằng nhau rồi bỏ hạt sen vào trong khoai và vo tròn cho kín phần nhân.

Bước 5: Dùng cọ nhỏ để quét dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó cho bánh vào khuôn để tạo hình (Lưu ý: nhớ nén chặt khuôn bánh, đặc biệt là xung quanh khuôn. Vậy là xong các bước để hoàn thành một chiếc bánh trung thu khoai lang rồi đấy các bạn.

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng

Bánh dẻo trung thu

Nguyên liệu:

–         100g bột gạo

–         50g bột ngô

–         115g đường trắng (100g dùng vào nhân bánh, 15g dùng làm vỏ bánh)

–         300g đậu xanh

Cách thực hiện:

Phần vỏ bánh:

Bước 1: Cho hỗn hợp bột mì, bột ngô, đường vào vỏ bánh, muối vào một tô lớn. Cho nước từ từ vào bột, vừa cho nước vừa dùng thìa trộn bột cho thật dẻo ( có thể thêm các màu thực phẩm nếu muốn)

Bước 2: Dùng tay nhào bột thật kỹ cho tới khi bột thành khối dẻo mịn.Ủ bột trong vòng 5 tiếng để cho bột nở.

Bước 3: Chia bột ra các phần nhỏ để riêng.

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng

Phần nhân bánh:

Bước 1: Đem đậu xanh ngâm nở từ 2 – 3 tiếng. Sau đó, rửa sạch để ráo nước, cho đậu xanh và tí muối vào nồi rồi luộc chín. Sau khi luột xong, cho hỗn hợp vào máy xay để xay nhuyễn.

Bước 2: Đem hỗn hợp cho vào chảo, đun lửa nhỏ, liên lục đảo đậu xanh cho tới khi quánh mịn lại thì tắt bếp. Đợi đậu xanh nguội, đem nặn thành từng viên nhỏ đê làm nhân bánh.

Phần nặn bánh và hấp bánh:

Bước 1: Nặn từng viên bột, ấn dẹp bột và thêm phần nhân vào giữa bánh sau đó vo tròn bánh.

Bước 2: Dùng cọ nhỏ để quét dầu ăn lên khuôn bánh. Cho bánh vào khuôn để tạo hình, ấn mạnh xung quanh khuôn bánh để tạo hoa văn rõ ràng và đẹp.

Bước 3: Cuối cùng, cho bánh vào xửng hấp chín trong vòng 30 phút thì lấy ra.

cach-lam-banh-trung-thu-khong-can-lo-nuong-4

Với 2 cách làm bánh trung thu này, bạn không cần lò nướng mà vẫn làm cho gia đình những chiếc bánh trung thu thơm phức. Các thao tác này khá đơn gian và bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trung thu không cần lò nướng như trên.

Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh cực dễ

Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh cực dễ. Cứ tưởng sẽ khó làm nhưng cách làm bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh lại vô cùng dễ dàng và ai cũng có thể làm cho mình những chiếc bánh thơm ngon này kể cả những người chưa bao giờ làm bánh. Những chiếc bánh trung thu trắng tinh, mềm mềm, mịn mịn, dai dai cùng với lớp nhân đậu xanh thơm ngon chính là hương vị tuyệt vời của những chiếc bánh dẻo nhân đậu xanh. Hãy vào bếp cùng Giao nhanh để học cách làm bánh trunh thu dẻo nhân đậu xanh cực ngon và hấp dẫn này nhé.

Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh cực dễ

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ làm bánh dẻo Trung thu nhân đậu xanh

Phần nước đường

–         1 kg đường trắng ( có thể thay thế bằng đường phèn )

–         30 ml nước cốt chanh

–         1,2 lít nước lạnh

Phần bột bánh

–         500 g bột bánh dẻo ( hay còn gọi là bột nếp rang)

–         1,1 lít nước đường

–         50 ml dầu ăn

–         1 tuýp nước hoa bưởi

Phần nhân bánh

–         300g đậu xanh đãi vỏ

–         100 g đường

–         60g dầu ăn

–         Một chút bột mì

Dụng cụ làm bánh bao gồm: máy say sinh tố ( xay đậu xanh), tô trộn bột, khuôn bánh dẻo ( đóng bánh)

Cách làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh

Bước 1: Chuẩn bị nước đường

–         Cho đường vào nước lạnh và đun trên lửa vừa. Đợi tới khi nước đường sôi và đường tan hết, các bạn tiếp tục đun thêm 15 phút nữa rồi cho nước cốt chanh vào nước đường. Sau khi cho nước cốt chanh vào thì các bạn vặn lửa lớn để nước sôi khoảng 1 phút rồi tắt bếp.

–         Để nước đường nguội và cho vào lọ thủy tinh.

Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh cực dễ

Bước 2: Làm nhân bánh dẻo trung thu

–         Đậu xanh các bạn đem đi vo sạch, đổ nước ngập đậu xanh rồi đem nấu cho chín nhừ, khi đậu vẫn còn chút nước thì tắt bếp lửa. Đem ra ngoài và đợi khoảng 10 phút để đậu nguội bớt, cuối cùng là cho vào máy xay, xay nhuyễn như cháo.

–         Đem phần đậu đã xay nhuyễn cho vào chảo chống dính và cho hỗn hợp dầu ăn, đường vào khuấy đều cho hòa vào đậu xanh (dầu ăn chia làm 3 phần nhỏ lần lượt cho vào đậu trong lúc đậu hơi loãng, cách nhau khoảng 2 – 3 phút).

–         Sau khoảng 10 phút thì cho bột mì pha loãng vào đậu xanh khuấy đều cho đến khi đậu xanh dẻo mịn vo thành cục được thì tắt bếp, để nguội.

cach-lam-banh-trung-thu-deo-nhan-dau-xanh-1

Bước 3: Chế biến bột bánh

–         Cho hỗn hợp nước đường vừa làm, dầu ăn với nước hoa bưởi vào một tô to, sau đó cho bột mì từ từ vào, dùng phới trộn đều hỗn hợp. Cứ làm như thế vừa cho bột vừa trộn cho hết khi hết bột mì trộn cho đến khi bột bánh xánh mịn thì dừng.

–         Lấy màng bọc thức phẩm bọc phần bột lại để ít nhất 5 tiếng hoặc qua đêm cho bột nở trước khi đóng bánh dẻo.

Quy trình trộn bột làm vỏ bánh dẻo tại nhà

Bước 4: Đóng khuôn bánh

–         Đem phần nhân và bột bánh chia theo tỉ lệ 1:2, số nhân và bột bánh đều nhau

–         Sau khi chia xong, các bạn lăn bột bánh qua bột mì khô, cán dẹt cục bột và cho nhân vào vo tròn và kín, cứ như thế cho hết phần bột và nhân.

–         Cho viên bột vừa vo vào khuôn bánh ( lưu ý trước khi vo phải rắc bột mì khô vào khuôn). Dùng lòng bàn tay nhấn mạnh xung quanh bánh. Chú ý nhấn mạnh ở các phần gốc khuôn bánh. Sau đó gõ nhẹ một góc của khuôn bánh và nhệ nhàng lấy bánh ra.

Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh cực dễ

Chỉ với các bước đơn giản trên đây, các bạn đã có thể làm cho gia đình cũng như người thân những chiếc bánh dẻo trung thu vô cùng thơm ngon và hợp vệ sinh nhất. Chúc các bạn thành công với cách làm bánh dẻo trung thu nhân đậu xanh này nhé.

 

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon và vô cùng háp dẫn. Bánh nướng nhân thập cẩm là một trong hai loại bánh không thể thiếu trong tết Trung Thu của gia đình. Ngoài việc mua bánh tại các cửa hàng bánh, bạn cũng có thể trổ tài làm những chiếc bánh nướng trung thu vô cùng thơm ngon. Dưới đây Giao nhanh sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết cách làm bánh nướng Trung Thu nhân thập cẩm hấp dẫn.

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon

Nguyên liệu làm bánh nướng Trung Thu

Phần vỏ bánh: 320g bột mì, 200g nước đường đã nấu hoặc tự mua ở các cửa hàng làm bánh, 50ml dầu ăn, ¼ thìa banking soda và 1 thìa nước tro tàu.

Phần nhân bánh thập cẩm: 120 g hạt điều rang chín,120 g vừng trắng rang chín, 120 g hạt dưa bóc nõn, rang chín, 120 g lạp xường loại ngon, 120 g mứt bí, 120 g mứt sen, 100 g mỡ đường, lá chanh vài lá.

Nước sốt trộn nhân: 50 g đường xay, 50 g nước lọc, 50 g mật ngô, 1 thìa hắc xì dầu, 10 ml dầu mè, 20 ml rượu Mai quế lộ / rượu trắng loại ngon, 50 g bột nếp rang chín.

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon

Cách làm bánh nướng Trung Thu

Bước 1: Làm nhân bánh:

– Cắt nhỏ các hạt lựu, các hoại mứt sen, mứt bí.

– Rửa sạch lá chánh rồi thái sợi nhỏ, lạp xưởng đem đi thái nhỏ.

– Trộn đều các nguyên liệu chuẩn bị cho nước sốt nhân vào với nhau, khuấy cho tan đường. Trộn các nguyên liệu đã cắt nhỏ vào hỗ hợp vừa chuẩn bị xong. Tiếp theo rắc đều từng thìa bột bánh nếp rang vào và trộn thật đều tay.

– Cuối cùng, dùng tay thử xem hỗn hợp có độ kết dính chưa, nếu chưa thì bạn cho thêm ít mật ngô hoặc rượu vào, nếu ướt quá thì cho thêm bột nếp rang chín cho đến khi các nguyên liệu dính lại thành khối là được.

– Chia đều phần nhân bánh.

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon

Bước 2: Làm vỏ bánh nướng

– Trộn các nguyện liệu của phần vỏ bánh vào với nhau trừ bột mì, để ít nhất hỗn hợp trên 4 tiếng.

– Rót từ từ nước đường đã chuẩn bị vào trộn đều với bột mì đã chuẩn bị ở phần vỏ bánh, dùng tay trộn bột cho dến khi bột thành khối dẻo, mịn. Dùng bọc thực phẩm để ủ kín bột và để bột nghĩ 30 phút.

– Chia đều phần vỏ bánh với số lượng tương xứng với nhân bánh. Lưu ý: trọng lọng nhân bánh với vỏ bánh thẻo tỷ lệ 2: 1. Lấy các phần nhân đã chia xong vo tròn viên.

Bước 3: Đóng khuôn bánh

– Cán dẹt viên vỏ bánh và đặt nhân vào giữa bánh, khéo léo bọc kín phần nhân rồi vo tròn viên bánh sao cho vỏ bánh ôm khít nhân bánh.

– Rắc một ít bột mì mỏng vào khuôn bánh, lăn bánh qua bột mì rồi đặt vào khuôn, nén chặt. đặc biệt là xung quanh khuôn để bánh chặt và họa tiết sắc nét đẹp mắt hơn.

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon

Bước 4: Cách nướng bánh:

– Đầu tiên, làm hỗn hợp phếp bánh: trộn các nguyên liệu sau: 1 lòng đỏ trứng, một ít nướng, 1 ít dầu ăn và màu khuấy đều hỗn hợp. Cho hỗn hợp trên qua rây lọc để lọc bớt cặn.

– Bật trước 10 phút lò nướng bánh ở nhiệt độ 200 độ C.

– Lót vào khay giấy nến, gỡ bánh ra khỏi khuôn và xếp vào khay nướng bánh.

– Sau khi lò nướng bánh nóng thì cho khay bánh vào ngăn giữa lò nướng 5 – 7 phút. Qua 5 -7 phút lấy bánh ra, xịt lớp nước và để bánh nguôi.

– Sau 2 – 3 phút thì dùng cọ mịn nhỏ quét hỗn hợp phếp bánh lên bề mặt bánh ( không được quét quá ướt) và cho vào lò nướng tiếp tục 6 phút.

– Qua 6 phút lấy bánh ra và tiếp tục phun sương rồi quét mặt bánh. Cuối cùng cho khay bánh vào nướng thêm 6 phút nữa là bánh chín hoàn toàn. Lấy khay bánh ra để nguội trước khi cho vào hộp bánh. Bánh sẽ ngon hơn và màu đẹp hơn sau 2 – 3 ngày.

Cách làm bánh nướng Trung Thu thơm ngon

Chỉ với các bước đơn giản như thế, bạn đã có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình và bạn bè mình những chiếc bánh nướng Trung Thu thơm phức và cực kì an toàn vệ sinh. Chúng tôi hy vong với cách làm bánh nướng trung thu này sẽ giúp cho bạn làm ra những chiếc bánh nướng hấp dẫn. Chúc các bạn thành công và vui vẻ thưởng thức bánh bên gia đình.

Hotline đặt bánh

  • 0283 300 1886

  • 0282 900 1886

  • 0283 900 1886

Bảng chiết khấu

Bánh thường

  • 5 ~ 10 Hộp 2 – 3.5 %

  • 11 ~ 20 Hộp 3.5 - 5 %

  • 21 ~ 50 Hộp 5 - 15 %

  • 51 ~ 200 Hộp 15 - 20 %

  • 201 ~ 500 hộp 20 - 25 %

  • Trên 500 hộp hộp 25 - 30 %

Bánh trăng vàng

  • 5 ~ 10 Hộp 5%

  • 11 ~ 20 Hộp 10%

  • 21 ~ 50 Hộp 15%

  • 51 ~ 100 Hộp 18%

  • 101 ~ 200 hộp 22%

  • Trên 200 hộp hộp 24%